NHỮNG HÃNG XE CÓ BÓNG DÁNG NHÀ ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC
11/04/2022Chuyện đầu tư chéo, sở hữu một phần hay mua đứt một tập đoàn, nhà máy… ngày nay trở nên phổ biến và điều này cho thấy sự dịch chuyển của thế giới không còn “cứng” nữa mà đã mềm và phẳng hơn.
Trong số các ngành công nghiệp, thì ngành công nghiệp ô tô có sự dịch chuyển khá mạnh mẽ và gần như ranh giới quốc gia trong ngành này không có biên giới.
Sở hữu chéo hay một hãng xe sở hữu nhiều thương hiệu hãng xe rất phổ biến. Một thương hiệu hàng trăm năm có thể về tay một quỹ đầu tư hay một ông lớn mới nổi trong ngành là hết sức bình thường.
Ngành ô tô là xương sống của nền công nghiệp và có thể là một biểu tượng của một quốc gia? Nếu không có sự can thiệp chính trị, có thể không ít thương hiệu ô tô hay các thương hiệu đình đám khác sẽ thay đổi hộ khẩu liên tục?
Thực tế, sự thay đổi hầu như có lợi về mặt kinh tế chứ không bất lợi nhưng dưới góc độ phi kinh tế thì có thể quan điểm sẽ khác.
Cho nên, xét về mặt kinh tế, các thương hiệu có khoác áo đội tuyển nào thì hồn cốt mới quan trọng. Trong làng ô tô, sự sát nhập đang từ bố thành con rồi từ con thành bố… và cuốn hộ chiếu đóng dấu nhập cảnh kín mít chỗ không còn là cá biệt. Mục đích đầu tư của các ông chủ là tiếp thu công nghệ và kinh doanh nên các giá trị nội tại của một thương hiệu như ý tưởng, thiết kế, bản sắc và chất lượng vẫn luôn là điểm chốt cứng trong các cuộc đàm phán. Người bán, cực chẳng đã phải bán, ngoài tiền họ còn đặc biệt quan tâm đến sự tồn tại của thương hiệu và người mua, khai thác được trí tuệ trong sản phẩm và hiểu rằng, cái tên và bản sắc của thương hiệu họ phải giữ lại nguyên vẹn thì mới thành công.
Năm 2010 tập đoàn Geely thâu tóm hãng xe Volvo của Thụy Điển đã nảy ra một cuộc chiến của phe bảo thủ Thụy Điển chống lại việc bán cho hãng xe Trung Quốc. Nhưng cuối cùng vẫn đi đến hồi kết là Geely đã thâu tóm thành công. Tiếp đến các một loạt các thương hiệu như MG, Lotus của Anh, PSA Pháp và Dailmer Đức… cũng theo xu hướng sát nhập hay đối tác một phần.
Sự lo lắng về thương hiệu, chất lượng đến nay vẫn chưa xảy ra nhưng rõ ràng các hãng xe đã được hồi sinh và các khách hàng truyền thống không hề quay lưng lại với thương hiệu, thậm chí còn yêu thích hơn bởi các model phong phú và đổi mới rất nhanh, trong khi chất lượng vẫn theo các tiêu chuẩn từ xưa hãng gây dựng.
MG là ví dụ cụ thể cho thương hiệu xe hơi của nước Anh, sau khi được SAIC một tập đoàn lớn của Trung Quốc mua lại đã có sự hồi sinh và phát triển rất mạnh mẽ. Minh chứng cho điều đó tại thị trường Việt Nam với sự xuất hiện từ năm 2020, số lượng xe MG được phân phối ra thị trường tính đến hết tháng 03/2022 MG Việt Nam đã tiêu thụ được hơn 10 nghìn xe cùng với những cam kết về chất lượng sản phẩm với chính sách ưu đãi đặc biệt: Bảo hành 5 năm không giới hạn số km, 5 năm miễn phí dịch vụ cứu hộ MG Care 24/7 và hệ thống 31 đại lý trên khắp các tỉnh thành. Cộng với việc các sản phẩm mới nhất được đưa về thị trường Việt Nam là minh chứng cho sự cần thiết có sự thay đổi về chủ sở hữu để thương hiệu có cơ hội phát triển mà vẫn giữ được cái tên và bản sắc của thương hiệu đó.
Nguồn: https://baodautu.vn/trung-quoc-dang-do-tien-vao-cac-hang-xe-nao-tren-the-gioi-d77806.html
Admin mgvinhphuc.com.vn